Cách viết bài chuẩn SEO

Tiêu chuẩn 1 bài viết chuẩn SEO

Từ khóa

Trước khi thực hiện SEO hoặc viết bài cần có bước phân tích từ khóa để lên plan viết bài SEO, thông qua đó sẽ biết bài viết ưu tiên viết với key nào, đâu là key phụ, key liên quan cho các từ khóa đó để có thể SEO 1 lúc nhiều từ khóa thay vì chỉ SEO vài từ. Cách phân tích từ khóa đã có video hướng dẫn trên kênh Youtube Nguyễn Ngọc Thạch. Nếu không có nhiều thời gian có thể tham khảo một số cách tìm khóa phụ như sau:

Từ khóa phụ chèn vào trong bài

Mỗi từ khóa phụ chỉ cần chèn 1-2 lần trong bài, hoặc dẫn Internal Link xem thêm chứa từ khóa phụ sang bài viết khác. Một số cách tìm từ khóa phụ, chủ đề liên quan tới bài đang viết như sau:

Tìm từ khóa trên google

  • Tìm từ khóa trên Google + dấu cách (Space)
  • Từ khóa nằm ở mục “Mọi người cũng tìm kiếm”
  • Từ khóa chủ đề liên quan tìm bằng cách tìm hình ảnh:
  • Tìm từ khóa liên quan bằng Keywordtool.io

Một số cách tìm từ khóa liên quan bằng công cụ trả phí

  • Tìm từ khóa liên quan bằng các công cụ trả phí khác (Semrush, Ahrefs,…)
  • Tìm từ khóa liên quan bằng cách phân tích bài viết trên top Google của đối thủ đang ranking những từ khóa nào bằng Semrush, Ahrefs,…

Url

  • Chiều dài: tối đa <= 75 ký tự. Đối với bài viết SEO key chính có volume tìm kiếm cao thì tổng chiều dài url nên <= 50 ký tự để thuận tiện trong 1 số trường hợp xây dựng Backlink Entity Social Profile.
  • Url nên đặt theo từ khóa SEO chính của bài viết có volume tìm kiếm cao hoặc từ khóa mở rộng có chứa từ khoá chính.

Tiêu đề

  • Chiều dài thông thường cho 1 tiêu đề là khoảng 50-60 ký tự
  • Tiêu đề phải chứa từ khóa chính
  • Để viết tiêu đề cần thực hiện các bước sau:
    • Tìm kiếm từ khóa chính của bài trên Google
    • Tổng hợp top 10 tiêu đề xem điểm chung của các tiêu đề là gì
    • Xác định xu hướng tìm kiếm của người dùng (Search Intent) khi người dùng tìm kiếm từ khóa đó là gì thông qua top 10 tiêu đề (Lưu ý: Đôi khi 1 từ khóa có thể có nhiều Search Intent)
    • Viết tiêu đề có chứa từ khóa chính, đúng Search Intent, chiều dài tiêu đề từ 50-60 ký tự.

Lưu ý: Trong 1 số trường hợp khi tối ưu SEO bằng các Plugin hỗ trợ chiều dài thực tế sẽ bị giới hạn thêm 1 chỉ số nữa là pixel, thông thường khoảng 580 pixel. Để giảm Pixel của tiêu đề (Hoặc mô tả bài viết) thì hạn chế viết hoa chữ cái đầu mỗi từ, hoặc hạn chế viết hoa nếu không cần thiết.

Mô tả bài viết

Mô tả bài viết cần chứa từ khóa chính và đảm bảo trả lời được ngay ý định tìm kiếm của người dùng khi tìm kiếm từ khóa. Người dùng có thể biết được 1 phần hoặc toàn bộ câu trả lời cho ý định tìm kiếm chỉ thông qua việc đọc mô tả mà không cần phải vào xem bài viết.

Bên cạnh đó mô tả bài viết cũng có thể chèn thêm 1 số từ khóa liên quan/từ khóa ngữ nghĩa liên quan để có thể SEO được nhiều từ khóa hơn trong 1 bài viết. Thuật toán mới của Google năm 2024, mô tả của bài viết sẽ được Google lấy tự động tùy thuộc đoạn văn trong bài viết phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm của từ khóa nên trong 1 số trường hợp mô tả bài viết hiển thị trên kết quả tìm kiếm sẽ khác với mô tả bài viết đã làm của bài. Một số quy định của mô tả bài viết như sau:

  • Chiều dài: 130 – 160 ký tự.
  • Tham khảo top 10 hot search => Sử dụng các từ keywords được lọc ra từ Wordcounter để xác định xem những từ nào được lặp đi lặp lại nhiều tại các bài của đối thủ => Mình chọn ra các từ được lặp nhiều để ghép lại thành 1 phần mô tả hoàn chỉnh.
  • Từ khóa nằm bên trái.

Lưu ý: Tương tự như tiêu đề, mô tả bài viết cũng có thể bị giới hạn bởi số pixel, thông thường khoảng 920px. Nếu vượt số pixel này thì các ký tự vượt sẽ được hiển thị bằng dấu 3 chấm (…).

Heading và H1, H2, H3,…

Heading là tiêu đề của bài viết hoặc tiêu đề của 1 cụm nội dung nào đó, để Bot Google hiểu cấu trúc của bài viết thì cần viết heading chuẩn theo thứ tự H1 > H2 > H3 > H4,… Cấu trúc bài viết tốt không được thiếu bất kỳ heading nào ở giữa (Ví dụ: H1 > H3 – Thiếu H2).

  • Thẻ <H1> thường là thẻ đầu tiên được hiển thị trên một trang. Các website thông thường H1 sẽ trùng với tiêu đề bài viết. Một số quan điểm SEO cho rằng H1 nên khác với Tiêu đề một chút để tránh lỗi trùng lặp nội dung (Duplicate Content).
  • Thẻ <H2> là các ý lớn trong bài. Ví dụ mục 1, mục 2,…
  • Thẻ <H3> các ý nhỏ giải thích cho ý lớn H2. Ví dụ: 1.1, 2.1,…

Sapo

  • Sapo được hiểu là phần mở đầu của bài, nằm ngay dưới tiêu đề, có vai trò tóm tắt khái quát nội dung chính của toàn bài viết.

Cách viết bài chuẩn SEO qua … bước

Tiêu đề

  • Tham khảo top 10 kết quả tìm kiếm từ khóa SEO trên Google để xem top 10 có những từ khoá gì
  • Dùng SEO MiniSuite => Lọc từ khóa cho tiêu đề
  • Dùng Wordcounter để đếm số lượng từ được lặp lại nhiều lần
  • Tham khảo thứ tự theo x3 từ → x2 từ → x1 từ để viết tiêu đề
  • Kiểm tra lại tiêu đề:
    • Đã chứa từ khóa
    • Đúng search intent
    • Không vượt quá ký tự/ pixel

Mô tả bài viết

  • Copy phần mô tả từ top 10 trên google vào wordcounter để tìm kiếm keyword.
  • Có chứa từ khóa trong mô tả.
  • Ưu tiên từ khoá sát bên trái.
  • Có thể tách rời từ khóa, không cần theo thứ tự.
  • Đảm bảo rằng: Mô tả có nghĩa, thu hút người đọc, trả lời trực tiếp điều người dùng đang quan tâm. Độ dài không vượt quá 160 ký tự hoặc không vượt quá số pixel hiển thị.

Đoạn mở đầu (Sapo)

Đoạn mở đầu cũng tương tự như mô tả bài viết cần trả lời trực tiếp điều mà người dùng đang quan tâm muốn nhìn thấy khi tìm kiếm từ khóa, có thêm phần dẫn dắt để xem thêm chi tiết các nội dung trong bài. Một số quy định cho đoạn mở đầu theo kinh nghiệm cá nhân và học hỏi từ một số người anh có kinh nghiệm SEO lâu năm như sau:

  • Đoạn mở đầu cần chứa từ khóa chính trong khoảng 100 từ đầu tiên.
  • Chèn url bài viết vào từ khóa chính của bài.
  • Đoạn mở đầu nên dài khoảng 70 – 90 từ. Có thể thử nghiệm lên đến 150 từ.

Lưu ý:

Kinh nghiệm theo quan sát thuật toán Google năm 2024, 2-3 câu đầu tiên cầu trả lời/giải đáp được tiêu đề liền trước nó (Ví dụ: Sau H2 thì 2-3 câu đầu tiên sau H2 đó cần trả lời/giải đáp/diễn giải được liền ý H2 đó là gì, sau đó mới diễn giải tiếp – Tương tự như cách đoạn sapo trả lời cho tiêu đề bài viết hoặc H1).

Lên dàn bài (H2, H3) của bài viết

  • Phân tích các H2, H3 của top 10 kết quả tìm kiếm rồi tổng hợp lại + thêm ý mới vào để đảm bảo “Đúng – Đủ – Mới”. Nếu chưa biết cách thực hiện thì copy các kết quả thu được của H2, H3 từ SEO MiniSuite vào excel rồi phân tích, lựa chọn các heading phù hợp (Cách này có thể sẽ bị rối)
  • Lựa chọn những nội dung H2, H3 (từ excel đã lọc) phù hợp với bài viết → Sắp xếp lại theo thứ tự phù hợp.

Thân bài

  • Khi viết bài nên tìm kiếm từng dòng H2, H3 vừa tìm được từ Bard, chat GPT, Bing AI để hiểu ý nghĩa + tổng hợp lại + viết bổ sung thêm ý để không bị đạo văn và có yếu tố mới trong bài.
  • Kiểm tra, chèn từ khoá.

Mật độ từ khoá: 1.5 – 2%. Sau khi viết xong đo bằng SEO Quake

Ví dụ toàn bài có 1000 từ. Kích thước ảnh đăng FB: 5 từ

Mật độ từ khóa 1.5% 2~2.5%
Ví dụ: 1000 từ x mật độ từ khóa 1000*1.5%=15 1000*2%=20 ~ 25
Số từ trong từ khóa 5 5
Số lần lặp lại 15/5 = 3 25/5 = 5

=> Từ “Kích thước ảnh đăng FB” có thể được lặp đi lặp lại 3-5 lần trong bài.

Kết bài

Trong đoạn kết phải chứa từ khóa chính. Ngoài ra, có thể thêm một số từ khóa khác để dẫn internal link như: Từ khoá, từ khoá thương hiệu, từ khoá danh mục cha

Hình ảnh

Hình ảnh của bài viết tùy đơn vị mà có kích thước khác nhau. Ví dụ: 1024 px x 768 px

**Nâng cao: Khi up 1 hình lên website thì website sẽ tạo thành 3 hình khác nhau với 3 kích thước Nhỏ, Vừa, Lớn. Tùy vào nền tảng sẽ có quy định kích thước Nhỏ/Vừa/Lớn khác nhau. Thông thường nên chỉnh cạnh lớn nhất của hình bằng kích thước lớn nhất của cài đặt hình lớn (Ví dụ: 1024px) để hệ thống chỉ tạo thêm 2 hình (Nhỏ, vừa) thay vì tạo cả 3 hình (Nhỏ, vừa, lớn)/

Vì vậy khi đăng hình lên sẽ rất tốn dung lượng lưu trữ. Nên nén hình trước khi up lên. Hình có kích thước nên dưới 100kB, định dạng hình là WebP. Một số bên sẽ dùng định dạng hình là .JPG.

Đặt tên hình: Viết thường, không dấu, cách nhau bằng dau-gach-ngang.

Up hình lên website: Với website WordPress, khi up hình lên có 4 vị trí để chèn nội dung, hãy điền vào mô tả hình viết có dấu vào 4 vị trí đó.

>> Tìm hiểu thêm: Vì sao nên dùng hình định dạng WebP khi SEO

Chọn chuyên mục

Các bài viết trong cùng 1 chuyên mục mạnh sẽ hỗ trợ SEO tốt hơn các bài viết nằm rời rạc, thiếu liên kết, vì vậy cần chọn đúng chuyên mục cùng chủ đề để Google hiểu toàn bộ chuyên mục đó, đừng bỏ nhầm chuyên mục khiến Google cảm thấy khó hiểu, như vậy sẽ khó ranking hơn.

Internal link

Để bài viết xếp hạng tốt trên Google thì cần liên kết các bài viết thành cụm chủ đề các bài viết liên quan đến nhau. Có nhiều mô hình liên kết trong đó có 2 mô hình phổ biến là:

  • Silo – Mô hình kim tự tháp: Thường dùng để liên kết khi website còn mới, còn ít chủ đề muốn đẩy sức mạnh SEO cho bài viết chính
  • Link Wheel – Liên kết theo hình bánh xe: Thường dùng để liên kết các bài viết trên website đã có nhiều bài viết, để đẩy sức mạnh SEO cho nguyên một cụm chủ đề/cụm từ khóa SEO.

Ngoài ra cũng có thể kết hợp 2 phương pháp trên lại với nhau hoặc sử dụng các phương pháp khác để đi internal link. Trong phần hướng dẫn sẽ tập trung vào Link Wheel do định hướng website xây dựng sẽ viết nhiều bài.

Theo kinh nghiệm, một website nên xây dựng tối thiểu 13 bài viết/cụm chủ đề (Theo cấu trúc Silo: 1 + 3 + 9) hoặc 31 bài viết/cụm chủ đề (Theo cấu trúc link wheel: 1 + 5 + 25).

Nên có 1 file tổng hợp các bài rồi chia ra các bài nào liên quan với nhau thì đi internal link tới các bài viết liên quan để dễ theo dõi.

Share social cho bài viết

Bên cạnh việc viết bài chuẩn SEO, bỏ vào đúng chuyên mục và đi internal link đúng để tạo nên 1 cụm chủ đề dễ hiểu thì việc share social các bài viết cũng đóng góp khoảng 20% hiệu quả SEO. Nếu các phương pháp onpage làm chưa đủ để đưa bài viết lên top mong muốn thì nên share social cho các bài viết để thúc đẩy thứ hạng SEO tốt hơn. Một số kênh có thể share như:

  • Share Mạng xã hội
  • Social Bookmarking
  • Share Google Maps
  • Share Forum
  • Blog 2.0, Edu, Gov

Ngoài ra nếu có kinh phí có thể đi báo cho một số bài viết chủ lực, quan trọng.

Lưu ý sửa link

Hạn chế sửa link sau khi bài viết đã index vì dễ phát sinh ra lỗi link 404 phải đi xử lý. Nếu bắt buộc phải sửa link thì nhớ phải redirect link 301 link cũ về link mới.

>> Xem thêm: Link 20x, 30x, 40x, 50x là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *